Hướng dẫn lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo thông tư 133
Hướng dẫn lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo thông tư 133
1. Mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo TT 133
Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) Dùng để phản ánh số khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng.
Tải mẫu tại đây: Chat trực tiếp với tư vấn viên để lấy link download nhé
2. Cách lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ có các cột dọc phản ánh số khấu hao phải tính cho từng đối tượng sử dụng TSCĐ và các hàng ngang phản ánh số khấu hao tính trong tháng trước, số khấu hao tăng, giảm và số khấu hao phải tính trong tháng này.
Cơ sở lập:
+ Dòng khấu hao đã tính tháng trước lấy từ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng trước.
+ Các dòng sổ khấu hao TSCĐ tăng, giảm tháng này được phản ánh chi tiết cho từng TSCĐ có liên quan đến số tăng, giảm khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định hiện hành về khấu hao TSCĐ.
Dòng số khấu hao phải tính tháng này được tính bằng (=) Số khấu hao tính tháng trước cộng (+) Với số khấu hao tăng, trừ (-) Số khấu hao giảm trong tháng.
Số khấu hao phải trích tháng này trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ được sử dụng để ghi vào các Bảng kê và sổ kế toán có liên quan (cột ghi Có TK 214), đồng thời được sử dụng để tính giá thành thực tế sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
Để tính toán và theo dõi được dễ dàng nhất
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ bằng Excel ( đang cập nhật)
Download mẫu tại đây: Chat trực tiếp với tư vấn viên góc bên phải để lấy link nhé
Mời bạn xem thêm khóa kế toán thực hành trên chứng từ thực tế, excel, misa 2017 theo TT 200
Tham gia khóa học bạn sẽ được làm thực tế:
1. Được làm thực hành trên chứng từ, hóa đơn và sổ sách của doanh nghiệp.
2. Được cài đặt + tặng phần mềm kế toán Misa có bản quyền để hỗ trợ học tập
3. Được hướng dẫn và học thực tế trên Laptop (Mỗi học viên sẽ được hướng dẫn sửa bài thực hành riêng, cầm tay chỉ việc )
4. Học xong khóa học, học viên có kết quả bằng 2 năm kinh nghiệm.
5. Có thể làm được công việc của một kế toán tổng hợp,
+ Có thể kê khai thuế GTGT, TNCN, TNDN,
+ Làm sổ sách kế toán
+ Tính được giá thành sản xuất, xây dựng
+ Lập được báo cáo tài chính: bảng cân đối số phát sinh, bảng cân đôi kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, …
+ Quyết toán thuế cuối năm: Quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN
6. Được hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ cả sau khi đã kết thúc khóa học
7. Được cập nhật kiến thực kế toán, cập nhật chính sách thuế mới nhất định kỳ sau khi kết thúc khóa học
Tin mới
- File excel tính giá thành sản phẩm theo định mức nguyên vật liệu - 12/07/2017 15:29
- Trọn bộ tài liệu về trình bày và lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ - 11/07/2017 17:13
- Cách đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ - 10/07/2017 17:10
- Mẫu và cách lập bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ theo TT 133 - 08/07/2017 17:12
- Mẫu và cách lập bảng thanh toán tiền thuê ngoài theo thông tư 133 và 200 - 07/07/2017 14:44
Các tin khác
- Thủ tục đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư hiện nay - 03/07/2017 17:26
- Quy trình ghi sổ kế toán - 01/07/2017 15:55
- Hướng dẫn lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo TT 133 - 30/06/2017 15:57
- Quy định về thời gian và mức lương thử việc 2017 - 29/06/2017 15:16
- Mô tả công việc của kế toán thuế - 27/06/2017 16:06