Quy định xử phạt không đăng ký MSTCN cho người lao động
Quy định xử phạt không đăng ký MSTCN cho người lao động. Khi nào đăng ký MSTCN cho người lao động? Đối tương doanh nghiệp bạn phải đăng ký MSTCN? Chưa đăng ký hoặc đăng ký chậm MSTCN cho người lao động bị xử phạt như thế nào?
Cho đến thời điểm này, vẫn còn rất nhiều bạn cho rằng, không nhất thiết phải đăng ký MSTCN cho người lao động, cuối năm khi làm tờ khai quyết toán có thể kê khai bằng số CMTND. Thế nhưng, quan điểm đó chỉ đúng khi thông tư 95/2016/TT-BTC chưa ra đời và chưa có hiệu lực.
Bài viết này sẽ đề cập đến các vấn đề sau:
- Quy định và thời hạn về việc đăng ký MSTCN cho người lao động
- Đối tượng Doanh nghiệp (DN) bạn phải đăng ký MSTCN
- Xử phạt khi chưa đăng ký, hoặc đăng ký chậm MSTCN cho người lao động.
I. Quy định và thời hạn về việc đăng ký MSTCN cho người lao động:
Căn cứ theo Khoản 5 điều 6 Thông tư 95/2016/TT-BTC quy định:
“Điều 6. Thời hạn thực hiện đăng ký thuế của người nộp thuế
…….
5. Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thuế cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và đăng ký thuế cho người phụ thuộc của cá nhân một lần trong năm chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc trước thời Điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm."
Như vậy:
- DN bạn phải đăng ký MSTCN cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công chậm nhất là 10 ngày làm việc trước thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân hàng năm. (Thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN hàng năm chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính)
- Chú ý: Quy định là đăng ký MSTCN cho cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công chậm nhất là 10 ngày làm việc, ở đây tính là ngày làm việc, tức là không tính ngày nghỉ nha các bạn. Các bạn lưu ý điểm này để tránh xảy ra sai xót nhé!
Bạn đang xem bài viết: Quy định xử phạt không đăng ký MSTCN cho người lao động
II. Đối tượng doanh nghiệp bạn phải đăng ký MSTCN:
Căn cứ Khoản 5 điều 6 Thông tư 95/2016/TT-BTC nêu trên: DN bạn sẽ phải đăng ký MSTCN cho cá nhân có thu nhâp từ tiền công, tiền lương. Vậy, các khoản thu nhập nào là thu nhập từ tiền công, tiền lương?
Về vấn đề này, các bạn căn cứ Khoản 2 điều 2 thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
….
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
….
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
…….
c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
……”
Như vậy, một số trường hợp thường xuyên phát sinh tại doanh nghiệp bạn dưới đây đều là thu nhập từ tiền lương, tiền công và đều phải đăng ký MSTCN:
- Lao động (LĐ) ký hợp đồng cộng tác viên
- LĐ ký hợp đồng giao khoán
- LĐ ký hợp đồng môi giới
- LĐ ký hợp đồng dịch vụ, như: Dọn dẹp vệ sinh, chăm sóc cây,….
- LĐ ký hợp đồng lao động dài hạn
- LĐ ký hợp đồng lao động ngắn hạn, hợp đồng mùa vụ
III. Chưa đăng ký, hoặc đăng ký chậm MSTCN cho người lao động bị phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định:
“Điều 7. Xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).
3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn quy định trên 30 ngày.
b) Không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.
c) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.”
Như vậy, đối với các cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương có phát sinh tại doanh nghiệp bạn, doanh nghiệp bạn đều phải đăng ký MSTCN cho những cá nhân đó. Nếu không đăng ký, hoặc đăng ký muộn sẽ bị phạt theo quy định nêu trên.
Bài viết: Quy định xử phạt không đăng ký MSTCN cho người lao động
*** Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn đăng ký mã số thuế cá nhân cho người nước ngoài
*** Từ khóa liên quan: Quy định xử phạt không đăng ký MSTCN cho người lao động, thời hạn đăng ký MSTCN cho người lao động, đối tương doanh nghiệp đăng ký MSTCN, xử phạt, mã số thuế cá nhận, thuế thu nhập cá nhân, TNCN.
Tin mới
- Hướng dẫn đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh 2018 mới nhất - 17/04/2018 10:30
- Mức phạt nộp chậm tiền thuế TNCN mới nhất - 14/04/2018 16:15
- Cách tra cứu mã số thuế của người phụ thuộc - 13/04/2018 15:48
- Hướng dẫn xử lý khi mã số thuế cá nhân bị trùng CMND - 13/04/2018 14:20
- Lợi ích khi sử dụng mã số thuế cá nhân - 11/04/2018 16:36
Các tin khác
- Hướng dẫn đăng ký mã số thuế cá nhân cho người nước ngoài - 09/04/2018 15:49
- Hướng dẫn đăng ký mã số thuế cá nhân online - 09/04/2018 15:25
- Hướng dẫn tra cứu mã số thuế cá nhân trên trang tncnonline - 06/04/2018 15:50
- Cách lập tờ khai thuế GTGT kỳ 2 (Hướng dẫn khai thuế GTGT - phần III) - 05/04/2018 15:22
- Mẫu báo cáo thống kê năm 2018 - 05/04/2018 10:33