Chia sẻ nỗi lo của sinh viên mới ra trường
Khi ra trường với những bồn bệ lo lắng đối với sinh viên năm cuối, báo cáo thực tập tốt nghiệp, các môn học cuối cùng, các bằng cấp liên quan, điều kiện cần và đủ để xin được một công việc tốt,….có thể sẽ bị ngộp ngạt và stress nặng với mớ hỗn độn này. Bài viết này mình xin chia sẻ một số kinh nghiệm nhỏ có thể bạn đã từng nghe qua tuy nhiên không bao giờ là thừa đối với một sinh viên mới tốt nghiệp.
Khi bước vào trường đại học không ít thì nhiều bạn sẽ mường tượng những công viêc bạn sẽ phải làm sau khi tốt nghiệp, theo một số ý kiến của những anh chị đã ra trường và đã trải qua một số công việc cụ thể thường nhận xét: “ công việc thì không thiếu tuy nhiên tìm được một công viêc đúng chuyên ngành không phải là dễ hoặc đã có việc nhưng vì những tự ti trong tâm lí bạn không muốn tiếp tục hoặc cũng có thể là tự ái bản thân trong việc mình đang tiếp nhận mà muốn chuyển sang việc khác…”. Vậy mỗi sinh viên đều có chung một tâm lí vì đều muốn có việc làm ổn định, lương cao, không bị áp lực và giảm được rủi ro mất việc. Và để có một hướng đi tốt, một việc làm như mong muốn thì không gì giá trị bằng việc bạn tự đánh giá lại chính bản thân mình.
Thứ nhất, hãy đánh giá lại sở thích và mong muốn của bản thân – điều này giúp bạn hiểu được mình có những cơ hội nào trong tương lai và cơ hội nào giành cho bạn.
Thứ haI, hãy lập trình cho bạn những bước đi căn bản trong việc thay đổi bản thân theo chính ngành nghề mình mong muốn từ cả bên trong lẫn bên ngoài: một bộ quần áo trang trọng lịch sự khi phỏng vấn, không luộm thuộm như thời còn đi học, vui vẻ, hòa đồng với đồng nghiệp, chăm chỉ, tỉ mỉ và trung thực,…
( Học kế toán thực hành cng cấp những kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế để đi làm)
Thứ ba là việc nhìn nhận vào năng lực của bản thân và nhu cầu của doanh nghiệp:
Những sinh viên mới ra trường luôn hoang mang về việc các doanh nghiệp hiện nay luôn đòi hỏi kinh nghiệm thực tế,vậy mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm?
_ Về kiến thức chuyên môn: Bạn thẳng thắn thừa nhận bạn là sinh viên mới tốt nghiệp và chưa từng có kinh nghiệm làm việc tuy nhiên bạn phải cho những nhà phỏng vấn thấy rằng kiến thức chuyên môn bạn không thiếu, và để có được điều này bạn chỉ cần tìm hiểu rõ về chức vụ bạn đang ứng tuyển, chuẩn bị kĩ để có một cuộc phỏng vấn tốt đẹp.
( Thực hành trên máy tính )
_ Về kĩ năng: ngoài kinh nghiệm chuyên môn bạn cần có một kĩ năng tốt trong giao tiếp, nói chuyện nhẹ nhàng lịch sự, không quá to cũng không quá nhỏ đủ để nghe thấy, trả lời phỏng vấn ngắn gọn, xúc tích, thể hiện bạn là người nhanh nhẹn và có khả tiếp thu vấn đề tốt.
_ Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị cho mình những bằng cấp liên quan, kĩ năng sử dụng thành thạo vi tính văn phòng, sử dụng các phần mềm liên quan trong công việc, đặc biệt là phần mềm excel, misa cần thiết trong ngành kế toán, chứng chỉ và các bằng cấp liên quan trong nghề kế toán, một khóa học thực tế với những chứng từ, kinh nghiệm cụ thể trong các doanh nghiệp đang hiện hữu.
Bạn là sinh viên mới ra trường và chuẩn bị ra trường đều có những mối lo lắng chung vậy thì hãy để chúng tôi chia sẻ một phần nào nỗi lo lắng với bạn. Hãy tham khảo thông tin bên dưới này nhé!
Tag: học kế toán thực hành học kế toán thuế
Tin mới
- LẬP NGHIỆP TỪ NGHỀ KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH - 20/05/2015 15:26
- CHIA SẺ KINH NGHIỆM LÀM KẾ TOÁN TỔNG HỢP - 20/05/2015 10:06
- HÃY ĐỂ THẤT NGHIỆP TRỞ THÀNH ĐIỀU THÚ VỊ - 19/05/2015 16:20
- 4 Điều Tạo Nên Một Kế Toán Chuyên Nghiệp - 19/05/2015 12:03
- Những quy định mới về thuế thu nhập cá nhân năm 2015 - 18/05/2015 17:29
Các tin khác
- Mức phạt nộp chậm tiền thuế 2015 - 16/05/2015 14:38
- Những chính sách thuế mới 2015 kế toán cần chú ý - 14/05/2015 10:49
- Mẫu 07 Báo cáo tình hình sử dụng lao động theo thông tư 23/2014/TT-BLĐTXH - 12/05/2015 15:12
- Kế toán tiền lương - những vấn đề cần lưu ý - 09/05/2015 11:57
- Những hình thức xử lí hóa đơn bất hợp pháp - 07/05/2015 16:33