THỦ THUẬT TÍNH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN NĂM 2015
Như chúng ta đã biết, Thuế thu nhập cá nhân được xây dựng trên các nguyên tắc lợi ích, công bằng và khả năng nộp thuế của người lao động. Việc tính thuế thu nhập cá nhân là rất quan trọng và cần thiết cho mỗi lần quyết toán trong công việc kế toán. Vì những quy định mới về Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đã bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, nên hôm nay trung tâm xin chia sẻ với các bạn cách tính thuế TNCN với những ví dụ thật cụ thể.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân năm 2015
Thuế Thu Nhập Cá Nhân = Thu Nhập Tính Thuế * Thuế Suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế
- Các khoản giảm trừ bao gồm:
- Giảm trừ gia cảnh ( 9 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế và 3,6 triệu đồng/tháng đối với người phụ thuộc dựa trên điều 12 Quy định về các mức giảm trừ về gia cảnh đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công).
- Các khoản bảo hiểm bắt buộc ( BHXH là 8%, BHYT là 1,5%, BHTN là 1%).Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. - Tổng thu nhập bao gồm tiền công, tiền lương, tiền thu lao, phụ cấp, trợ cấp và các khoản thu nhập chịu thuế khác.
- Các khoản được miễn thuế bao gồm:
- Phụ cấp ăn uống:
+ Nếu doanh nghiệp không tự nấu ăn thì miễn tối đa 680.000 đồng. Ví dụ công ty bạn phụ cấp tiền ăn trưa là 900.000 đồng/tháng, thì bàn được miễn 680.000 đồng. Thu nhập chịu thuế là : 900.000 – 680.000 = 220.000.
+Nếu doanh nghiệp tự nấu ăn thì bạn được miễn thuế toàn bộ.
- Phụ cấp điện thoại, đi lại, nhà ở theo quy định của doanh nghiệp.
- Phụ cấp trang phục không quá 5.000.000 đồng/ năm. Nếu vượt thì sẽ bị tính thuế.
- Tiền làm thêm giờ trả cao hơn giờ bình thường thì số tiền cao hơn đó sẽ không bị tính thuế.
Chẳng hạn: ban ngày bạn làm 50.000 đồng/h nhưng giờ ban đêm được 75.000 đồng/h thì thu nhập được miễn thuế là 75.000 -50.000 = 25.000 đồng/h.
- Phụ cấp ăn uống:
Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu lũy tiến từng phần Phụ lục 01/PL-TNCN :
Bậc |
Thu nhập tính thuế/tháng |
Thuế suất |
Tính số thuế phải nộp |
|
Cách 1 |
Cách 2 |
|||
1 |
<= 5 triệu đồng (trđ) |
5% |
0 trđ + 5% TNTT |
5% TNTT |
2 |
> 5trđ – 10 trđ |
10% |
0.25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ |
10%TNTT – 0,25 trđ |
3 |
> 10 trđ - 18 trđ |
15% |
0.75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ |
15%TNTT – 0,75 trđ |
4 |
> 18 trđ – 32 trđ |
20% |
1.95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ |
20%TNTT – 1,65 trđ |
5 |
> 32 trđ – 52 trđ |
25% |
4.75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ |
25%TNTT – 3,25 trđ |
6 |
> 52 trđ – 80 trđ |
30% |
9.75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ |
30%TNTT – 5.85 trđ |
7 |
> 80 trđ |
35% |
18.15 trđ + 35% TNTT trên 80trđ |
35%TNTT – 9.85 trđ |
Để cho các bạn dễ hình dung, trung tâm xin đưa ra một trường hợp cụ thể về cách tính thuế TNCN như sau: Bà B làm việc tại Công ty X, tháng 4/2015 bà nhận được khoản thu nhập như sau:
- Lương theo ngày công làm việc: 25.000.000 đồng ( lương cơ bản 4.500.000)
- Tiền thưởng: 1000.000 đồng
- Phụ cấp ăn trưa: 750.000 đồng
- Phụ cấp điện thoại: 300.000 đồng
- Phụ cấp đi lại: 500.000 đồng
Ngoài ra: Bà B phải nuôi bố 77 tuổi và mẹ 65 tuổi, đã đăng ký người phụ thuộc tại công ty và phải đóng các khoản bảo hiểm. Bố của bà B là giáo viên đã về hưu, lương hưu là 440.000 đồng/ tháng.
Cách tính thuế TNCN phải nộp trong tháng 4 /2015 của bà B như sau:
Tính thu nhập chịu thuế của bà B:
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn thuế:
Tổng thu nhập = 25.000.000 + 1.000.000 + 750.000 + 300.000 +500.000 = 27.550.000
Các khoản được miễn = 680.000 (phụ cấp ăn trưa tối đa) + 300.000 (phụ cấp điện thoại) + 500.000 (phụ cấp đi lại) = 1.480.000
=> Tính thu nhập chịu thuế = 27.550.000 – 1.480.000 = 26.070.000
Tính các khoản giảm trừ của bà B:
Bản thân = 9.000.000
2 người phụ thuộc = 3.600.00 x 2 = 7.200.00 ( Xem điểm d Điều 9 thông tư 111/2013/TT-BTC)
Các khoản bảo hiểm: (đóng bảo hiểm theo mức lương cơ bản)
BHXH(8%) = 4.500.000 x 8% = 360.000
BHYT(1.5%) = 4.5000.000 x 1.5% = 67.500
BHTN(1%) = 4.500.000 x 1% = 45.000
Tổng các khoản bảo hiểm = 360.000 + 67.500 + 45.000 = 472.500
=> Tổng các khoản giảm trừ = 9.000.000 + 7.200.000 + 472.500 = 16.672.500
Thu nhập tính thuế của bà B:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ
= 27.550.000 -16.672.500 = 10.877.500
Như vậy: Thu nhập bà B là thuộc Bậc 3: “Trên 10 đến 18 triệu đồng”
Sau khi đã tính được thu nhập tính thuế, dựa vào biểu lũy tiến từng phần bên trên bạn sẽ dễ dàng tính được thuế TNCN phải nộp cụ thể sau:
Tính thuế TNCN phải nộp của bà B:
Cách 1: Tính theo phương pháp rút gọn:
Số thuế TNCN phải nộp = 15% TNTT – 0,75 trđ = (15%X Thu nhập tính thuế) – 750.000 = ( 15% X 10.877.500) – 750.000 = 881.625 đồng
Cách 2: Tính theo phương pháp thông thường: Tính theo biểu lũy tiến từng phần, thu nhập bà B là 16.672.500 đồng, như vậy có bậc 3 như sau:
Bậc 1: Thu nhập tính thuế: ( đến 5 trđ) X thuế suất 5% = 5.000.000 X 5% = 250.000
Bậc 2: Thu nhập tính thuế: ( trên 5 triệu đến 10 triệu ) X thuế suất 10%
= ( 10.000.000 – 5.000.000) X 10% = 500.000
Bậc 3: Thu nhập tính thuế: ( trên 10 triệu đến 18 triệu ) X thuế suất 15%
= ( 10.877.500 – 10.000.000) X 15% = 131.625
=> Số thuế TNCN bà B phải nộp trong tháng 4/2015 là
= 250.000 + 500.000 + 131.625 = 881.625 đồng
Việc tính thuế thu nhập cá nhân là rất cần thiết trong công tác kế toán. Không chỉ riêng bản thân người làm kế toán mà đối với bất kỳ cá nhân nào cũng cần phải học cách tính thuế thu nhập cá nhân để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
Bạn có thể tham gia một khóa học tính thuế TNCN để đem lại lợi ích cho mình và người thân xung quanh.
Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ với trung tâm để được giải đáp chi tiết hơn nhé!
tag: học cách tính thuế, học thực hành kế toán
Tin mới
- NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI VỀ GIẢM TRỪ GIA CẢNH NĂM 2015 - 28/05/2015 14:14
- PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP NĂM 2015 - 26/05/2015 11:24
- PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 2015 - 25/05/2015 17:24
- HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI THAI SẢN 2018 - 25/05/2015 11:46
- 7 BÍ QUYẾT PHỎNG VẤN XIN VIỆC NHÂN VIÊN KẾ TOÁN -TÀI CHÍNH - 23/05/2015 08:55